Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01) Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01)

Đề thi kỹ năng lập vi bằng Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp (Mã số 01)

Blog Thừa phát lại-Vi bằng được tạo lập có giá trị chứng minh một sự thật là có việc cửa hàng T trưng bày và có bán sản phẩm có nhãn mác là “NunaKids” với những mức giá nhất định. Dù ai yêu cầu lập vi bằng thì sự thật được mô tả trong vi bằng không thay đổi.

Dưới đây là một đề thi mà Blog Thừa phát lại sưu tầm được và giải cho các bạn tham khảo. Lưu ý, tại thời điểm giải đề này, Blog Thừa phát lại không có đáp án của Học viện và bài giải dưới đây chỉ để tham khảo. Các anh, chị cân nhắc trước khi áp dụng.

    ĐỀ THI HỌC PHẦN 2 - KỸ NĂNG LẬP VI BẰNG

    LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ THỪA PHÁT LẠI TẠI TP.HCM

    Thời gian làm bài: 150 phút

    1. LÝ THUYẾT

    Câu hỏi 1 (2,0đ): Anh (chị) hãy nêu 05 loại vi bằng thường gặp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và phân tích giá trị pháp lý, ý nghĩa của từng loại vi bằng đó.

    Câu hỏi này có vẻ dư hai chữ “thường gặp” vì mấy bạn học viên đôi khi có làm thực tế đâu mà biết loại nào thường gặp. Cái thực tế của văn phòng này cũng khác văn phòng kia.

    Trả lời câu hỏi 1 tham khảo:

    1. Vi bằng ghi nhận việc ca sĩ biểu diễn bài hát tại sự kiện thương mại mà chưa xin phép chủ sở hữu quyền.

    Vi bằng có giá trị chứng minh có việc biểu diễn bài hát tại một sự kiện mang tính thương mại. Chủ sở hữu quyền tài sản sử dụng vi bằng nhằm bảo vệ quyền của mình như: Yêu cầu ca sĩ, ban tổ chức xin lỗi, trả tiền bản quyền; trường hợp bên vi phạm không hợp tác thì đề nghị (kèm vi bằng) để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc khởi kiện bên vi phạm tại Tòa án.

    2. Vi bằng ghi nhận việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. 

    Vi bằng có giá trị chứng minh có việc một bên nhất định đang thực tế sử dụng một nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng vi bằng nhằm bảo vệ quyền của mình như: Yêu cầu cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép nhãn hiệu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại; trường hợp bên vi phạm không hợp tác thì đề nghị (kèm vi bằng) để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc khởi kiện bên vi phạm tại Tòa án.

    3. Vi bằng ghi nhận việc website đăng tải lại bài viết của tờ báo nổi tiếng nhưng không trích dẫn nguồn, tự nhận mình là tác giả.

    Vi bằng có giá trị chứng minh có việc có một website kèm thông tin chủ sở hữu (kiểm tra người đăng ký tên miền) đăng tải một bài viết nhất định và để tên một tác giả nhất định.

    Tờ báo nổi tiếng bị sao chép trái phép bài báo sử dụng vi bằng nhằm bảo vệ quyền của mình như: Yêu cầu cá nhân, tổ chức sở hữu website chấm dứt hành vi vi phạm, cải chính thông tin tác giả, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại; trường hợp bên vi phạm không hợp tác thì đề nghị (kèm vi bằng) để cơ quan có thẩm quyền thu hồi tên miền, xử phạt hành chính hoặc khởi kiện bên vi phạm tại Tòa án.

    4. Vi bằng ghi nhận việc chia sẻ video phim đang chiếu rạp lên mạng internet.

    Vi bằng có giá trị chứng minh có việc có một website kèm thông tin chủ sở hữu (kiểm tra người đăng ký tên miền) hoặc nếu là một trang mạng xã hội (kiểm tra thông tin tài khoản) có đăng tải một video nhất định.

    Chủ sở hữu hợp pháp bộ phim bị đăng tải trái phép sử dụng vi bằng nhằm bảo vệ quyền của mình như: Yêu cầu cá nhân, tổ chức đăng tải chấm dứt hành vi vi phạm, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại; trường hợp bên vi phạm không hợp tác thì đề nghị (kèm vi bằng) để cơ quan có thẩm quyền thu hồi tên miền, xử phạt hành chính hoặc khởi kiện bên vi phạm tại Tòa án.

    5. Vi bằng ghi nhận việc phát sóng trận đấu bóng đá có bản quyền trên website mà không xin phép.

    Vi bằng có giá trị chứng minh có việc có một website kèm thông tin chủ sở hữu (kiểm tra người đăng ký tên miền) hoặc nếu là một trang mạng xã hội (kiểm tra thông tin tài khoản) có phát sóng video trận đấu bóng đá.

    Người có quyền với việc phát sóng video trận đấu sử dụng vi bằng nhằm bảo vệ quyền của mình như: Yêu cầu cá nhân, tổ chức phát sóng trái phép chấm dứt hành vi vi phạm, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại; trường hợp bên vi phạm không hợp tác thì đề nghị (kèm vi bằng) để cơ quan có thẩm quyền thu hồi tên miền, xử phạt hành chính hoặc khởi kiện bên vi phạm tại Tòa án.

    de-thi-thua-phat-lai-hoc-vien-tu-phap

    2. TÌNH HUỐNG

    2.1. Vợ chồng ông Lê Hùng Thắng và bà Trần Thị Thanh trú tại số 35 phố Hoàng Hoa Thám, phường H, quận B, thành phố N là chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thửa đất số 675, tờ bản đồ số 5, địa chỉ: Ấp Bốn Phú, xã T, huyện C, thành phố N. Hiện nhà đất tại thửa sổ 675 ông Thắng, bà Thanh đã thế chấp cho Ngân hàng ACB (có trụ sở chính tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, thành phố H) để vay số tiền 2.300.000.000 đồng từ tháng 05/2019. Do đã đến hạn trả nợ mà ông Thắng, bà Thanh không trả cả gốc và lãi nên Ngân hàng ACB căn cứ vào hợp đồng thế chấp để thu giữ nhà đất của ông Thắng, bà Thanh. Ngày 15/12/2020, Ngân hàng ACB đề nghị Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc Ngân hàng tiến hành thu giữ nhà đất của ông Thắng, bà Thanh.

    Câu hỏi 2 (1,5đ): Anh (chị) hãy xác định những nội dung mà Thừa phát lại cần trao đổi theo đề nghị của Ngân hàng ACB?

    Trả lời câu hỏi 2 tham khảo:

    A. Nhóm câu hỏi để xác định việc tài sản thế chấp có đủ điều kiện để thu giữ, Ngân hàng đã thực hiện các quy trình, công việc bắt buộc trước khi thu giữ chưa?

    1. Khoản nợ của ông Thắng, bà Thanh đã là khoản nợ xấu quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017?

    2. Ông Thắng, bà Thanh đã thuộc trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự?

    3. Tại hợp đồng thế chấp có thỏa thuận về việc ông Thắng, bà Thanh đồng ý cho Ngân hàng ACB thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

    4. Giao dịch thế chấp đã được đăng ký theo quy định của pháp luật hay chưa?

    5. Nhà đất có phải tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật hay không?

    6. Ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin, thông báo việc thu giữ theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 7 của Nghị quyết số 42 hay chưa? Cụ thể:

    - Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng;

    - Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ông Thắng, bà Thanh đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm;

    Thông báo cho ông Thắng, bà Thanh bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của họ theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho họ.

    - Thông báo, niêm yết như sau (và phải thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thu giữ):

    + Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân xã T, huyện C, thành phố N;

    + Gửi văn bản thông báo cho cơ quan công an xã T, huyện C, thành phố N;

    + Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã T, huyện C, thành phố N.

    B. Nhóm câu hỏi khác để làm rõ hơn về tình huống lập vi bằng

    1. Ngân hàng đã liên hệ và nhận được sự đồng ý hợp tác từ Ủy ban nhân dân và cơ quan công an tại xã T, huyện C, thành phố N chưa. Vì nếu có sự bất hợp tác từ ông Thắng, bà Thanh thì cần có cơ quan công an sẽ giúp đảm bảo an ninh, trật tự; Ủy ban nhân dân xã phải tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ.

    2. Thái độ của ông Thắng, bà Thanh như thế nào, họ có hợp tác không? Mục đích hỏi là dự liệu tình huống lập vi bằng.

    3. Trên nhà đất thu giữ có ai đang ở, có người già, trẻ em hay không? Thái độ họ như thế nào? Mục đích hỏi là dự liệu tình huống lập vi bằng.

    4. Nếu gặp phải trường hợp nhà khóa trái cửa bên ngoài thì Ngân hàng dự định làm gì? Mục đích hỏi câu này để nếu Ngân hàng phá khóa vào nhà thì Thừa phát lại từ chối ghi nhận giai đoạn này, chỉ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà thu giữ.

    5. Nếu gặp phải trường hợp chống đối, không bàn giao thì Ngân hàng dự định làm gì? Mục đích hỏi để xem cách xử lý của Ngân hàng có phù hợp pháp luật hay không để dự liệu, trao đổi trước với Ngân hàng việc có hay không lập vi bằng khi xảy ra tình huống đó.

    Câu hỏi 3 (1,5đ): Anh (chị) hãy xác định các giấy tờ mà Ngân hàng cần cung cấp cho Văn phòng Thừa phát lại khi yêu cầu lập vi bằng.

    Trả lời câu hỏi 3 tham khảo:

    1. Nhóm giấy tờ liên quan đến người yêu cầu lập vi bằng

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Ngân hàng;

    - Trường hợp hợp đồng thế chấp do Chi nhánh ký và Chi nhánh thực hiện việc thu giữ thì cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh + Giấy ủy quyền của Ngân hàng/Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng cho chi nhánh/Người đứng đầu chi nhánh + CCCD/CMND của người đứng đầu chi nhánh (vì Chi nhánh không có tư cách pháp nhân).

    - Trường hợp Ngân hàng ủy quyền một cá nhân của Ngân hàng xử lý (ví dụ Giám đốc xử lý nợ...) thì cần có Giấy ủy quyền hợp lệ cho cá nhân này;

    - Giấy giới thiệu cho người tham gia vào quá trình lập vi bằng + CCCD/CMND của họ (nếu có).

    2. Nhóm giấy tờ liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản cần thu giữ

    - Hợp đồng tín dụng + các chứng từ nhận nợ kèm theo

    - Hợp đồng thế chấp

    - Các thông báo quá hạn thanh toán (nếu có)

    3. Nhóm giấy tờ liên quan đến việc chứng minh việc thu giữ là phù hợp quy định

    - Tài liệu chứng minh giao dịch thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm;

    - Quyết định, Thông báo thu giữ tài sản bảo đảm;

    - Đường link thể hiện ngân hàng đã công bố thông tin việc thu giữ tài sản bảo đảm trên website của Ngân hàng;

    - Biên bản ghi nhận việc đã niêm yết thông báo thu giữ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ông Thắng, bà Thanh đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm;

    - Tài liệu chứng minh Ngân hàng đã thông báo cho ông Thắng, bà Thanh bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của họ theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho họ.

    - Tài liệu chứng minh Ngân hàng đã thông báo, niêm yết như sau (và phải thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thu giữ):

     + Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân xã T, huyện C, thành phố N;

    +  Gửi văn bản thông báo cho cơ quan công an xã T, huyện C, thành phố N;

    +  Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã T, huyện C, thành phố N.

    Câu hỏi 4 (2,0đ): Anh (chị) hãy lập vi bằng ghi nhận lại sự việc trên.

    Câu này hơi dài mà cơ cấu chỉ có 2 điểm (tức có 30p để làm) nên các bạn nên làm vi bằng đơn giản, ngắn gọn đủ các thành phần theo mẫu vi bằng Thông tư số 05/2020/TT-BTP thôi nhé. Tình huống vi bằng cũng nên làm theo hướng là chủ tài sản ký bàn giao tài sản luôn cho dễ, không phải vừa làm bài, vừa suy nghĩ tình huống (các bạn chỉ có 30p thôi).

    Trả lời câu hỏi 4 tham khảo:

    Do tình huống lập vi bằng đa dạng nên em chọn tình huống ông Thắng, bà Thanh hợp tác bàn giao tài sản thế chấp và lập vi bằng mô tả như sau:

    VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                           X                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Số: 123/2023/VB-TPL                

                                                            VI BẰNG

    Vào hồi 09 giờ 00 ngày 17 tháng 9 năm 2023, tại thửa đất số 675, tờ bản đồ số 5, địa chỉ: Ấp Bốn Phú, xã T, huyện C, thành phố N.

    Chúng tôi gồm: (1)

    Ông (bà): Hoàng Đức H, chức vụ: Thừa phát lại,

    Người yêu cầu lập vi bằng:

    Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB

    Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, thành phố H

    Giấy đăng ký doanh nghiệp số: 123456789

    Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn B

    Người tham gia lập vi bằng:

    Ông: Nguyễn Văn C

    Địa chỉ: 111 Điện Biện Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Số CCCD: 324424223444 cấp ngày: 01/01/2022 bởi: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

    Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:

    Ghi nhận sự kiện Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB thu giữ tài sản bảo đảm là nhà đất tại địa chỉ thửa đất số 675, tờ bản đồ số 5, địa chỉ: Ấp Bốn Phú, xã T, huyện C, thành phố N.

    Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng:

    Vào hồi 09 giờ 00 ngày 17 tháng 9 năm 2023, theo yêu cầu của Người yêu cầu lập vi bằng, Thừa phát lại có mặt tại thửa đất số 675, tờ bản đồ số 5, địa chỉ: Ấp Bốn Phú, xã T, huyện C, thành phố N. Tại đây, Thừa phát lại thấy sự có mặt của ông Nguyễn Văn C (sau đây gọi tắt là “ông C”) và một người đàn ông và một người phụ nữ mà theo lời trình bày của ông Nguyễn Văn C là ông Lê Hùng Thắng (sau đây gọi tắt là “ông Thắng”) và bà Trần Thị Thanh (sau đây gọi tắt là “bà Thanh”) (Hình 1 đính kèm vi bằng)

     Ông Nguyễn Văn C công bố Quyết định số 112/2023/QĐ-ACB ngày 18/8/2023 của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB về việc thu giữ tài sản bảo đảm và đề nghị ông Thắng, bà Thanh bàn giao tài sản thửa đất số 675, tờ bản đồ số 5, địa chỉ: Ấp Bốn Phú, xã T, huyện C, thành phố N theo Quyết định số 112/2023/QĐ-ACB ngày 18/8/2023 đồng thời di chuyển các tài sản khác không thuộc tài sản thế chấp ra khỏi căn nhà này (Hình 2 đính kèm vi bằng).

    Ông Thắng, bà Thanh trình bày đồng ý với đề nghị bàn giao tài sản và cho biết, đã di chuyển các tài sản không thuộc tài sản thế chấp ra khỏi căn nhà bị thu giữ.

    Tiếp đến, ông C, ông Thắng, bà Thanh có lập Biên bản bàn giao tài sản ngày 17/9/2023. Thừa phát lại đã sao chụp Biên bản này và đính kèm vào vi bằng.

    Theo đề nghị của ông C, Thừa phát lại tiến hành ghi nhận hiện trạng căn nhà thu giữ (Hình 3 đến hình 30 đính kèm vi bằng).

    Sau cùng, ông C sử dụng 04 ổ khóa mà ông C mang theo để khóa các cửa của căn nhà này. Sau khi khóa xong, ông C có dán giấy niêm phong có đóng dấu của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB lên ổ khóa và các cửa được khóa (Hình 31 đến hình 38 đính kèm vi bằng).

    Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc 11 giờ 00 phút, ngày 17 tháng 09 năm 2023.

    Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

    Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

    1) Quyết định số 112/2023/QĐ-ACB ngày 18/8/2023 của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB (bản sao);

    2) Biên bản bàn giao tài sản ngày 17/09/2023 (bản sao);

    3) Hình ảnh đính kèm vi bằng;

    4) Đĩa vi tính chứa các hình ảnh, video Thừa phát lại ghi nhận được trong quá trình lập vi bằng.

    Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Vi bằng này được lập thành 03 bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc 15 giờ 00 phút, ngày 18 tháng 09 năm 2023, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

    THƯ KÝ NGHIỆP VỤ
                   (Ký, ghi rõ họ tên)
                 

    THỪA PHÁT LẠI
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    NGƯỜI THAM GIA
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
    (Ký, ghi rõ họ tên)



     

    2.2. Anh Hoàng Văn Hà là nhân viên của Công ty TNHH K. có trụ sở tại huyện P, tỉnh Q (chuyên sản xuất quần áo trẻ em với nhãn hiệu NunaKids). Ngày 27/12/2020, anh Hà phát hiện tại Cửa hàng T. có địa chỉ tại quận D, thành phố H có bán quần áo trẻ em với nhãn hiệu NunaKids nhưng không phải là quần áo do Công ty TNHH K. sản xuất và giá của sản phẩm chỉ bằng % giá mà Công ty TNHH K niêm yết.

    Công ty TNHH K muốn khởi kiện chủ Cửa hàng T. về hành vi bán hàng nhái làm ảnh hưởng đến uy tin và lợi ích của Công ty. Ngày 12/01/2018, anh Hà đến Văn phòng Thừa phát lại R. có trụ sở tại thành phố H. đề nghị lập vi băng ghi nhận hành vi Cửa hàng T. bán hàng nhái của Công ty TNHH K. Khi đến Văn phòng Thừa phát lại, anh Hà chỉ xuất trình giấy chứng minh nhân dân mang tên Hoàng Văn Hà, không có văn bản ủy quyền của đại diện theo pháp luật Công ty TNHH K. Có ý kiến cho rằng, việc lập vì bằng trên cơ sở yêu cầu của anh Hà và chỉ với sự tham gia của anh Hà sẽ ảnh hưởng đến giá trị của vi bằng mà Công ty TNHH K sử dụng để làm chứng cứ khởi kiện tại Tòa án.

    Câu hỏi 5 (1,5đ): Quan điểm của anh (chị) đối với ý kiến trên.

    Trả lời câu hỏi 5 tham khảo:

    Vi bằng được lập trên cơ sở yêu cầu của anh Hà và chỉ với sự tham gia của anh Hà sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến giá trị của vi bằng mà Công ty TNHH K sử dụng để làm chứng cứ khởi kiện tại Tòa án bởi vì:

    Thứ nhất, anh Hà là chủ thể được quyền yêu cầu lập vi bằng.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, 

    Thứ hai, yêu cầu lập vi bằng của anh Hà không thuộc trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    Tuy nhiên, lưu ý là Thừa phát lại không lập vi bằng ghi nhận hành vi Cửa hàng T. bán hàng nhái của Công ty TNHH K. Làm như vậy, Thừa phát lại đang đánh giá, suy luận, kết luận về hành vi này của cửa hàng T tức trái với nguyên tắc Thừa phát lại phải khách quan khi lập vi bằng (khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).

    Thừa phát lại chỉ ghi nhận lại sự kiện anh Hà có mặt tại cửa hàng T, cửa hàng này đang bán một số sản phẩm mà có dãn nhẵn mác là “NunaKids”; anh Hà có mua và cửa hàng T có bán, xuất biên lai bán hàng một/một số mặt hàng có nhãn hiệu là “NunaKids” với mức giá thể hiện trong biên lai.

    Thứ ba, dù ai yêu cầu lập vi bằng thì sự thật được mô tả trong vi bằng không thay đổi

    Nếu trình tự, thủ tục lập vi bằng được Thừa phát lại thực hiện theo quy định thì vi bằng được tạo lập có giá trị chứng minh một sự thật là có việc cửa hàng T trưng bày và có bán sản phẩm có nhãn mác là “NunaKids” với những mức giá nhất định. Dù anh Hà, Công ty K hay bất kỳ một ai khác yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng trong trường hợp này cũng không thay đổi được sự thật là cửa hàng T trưng bày và có bán sản phẩm có nhãn mác là “NunaKids” với những mức giá nhất định.

    Vi bằng này vẫn đảm bảo giá trị nguồn chứng cứ theo khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Tình tiết bổ sung

    15 giờ ngày 12/01/2021 Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo đề nghị của Công ty TNHH K.

    Câu hỏi 6 (1,5đ): Theo anh (chị) Thừa phát lại sẽ ghi nhận những nội dung gì trong vi bằng để Công ty TNHH K làm nguồn chứng cứ khởi kiện tại Tòa án.

    Câu hỏi này không bắt các anh, chị phải soạn lại một vi bằng đầy đủ (các anh, chị để ý kỹ thì câu này khác hẳn yêu cầu tại Câu 4 ở trên).

    Trả lời câu hỏi 6 tham khảo:

    Em sẽ lập vi bằng tuân thủ theo biểu mẫu của Thông tư số 05/2020/TT-BTP và chú ý ghi nhận lại những nội dung sau để Công ty TNHH K làm nguồn chứng cứ hiệu quả khởi kiện tại Tòa án:

    1. Ghi nhận hình ảnh tổng thể cửa hàng ở phía ngoài đường nhìn vào (trong đó chú ý ghi nhận bảng hiệu cửa hàng).

    Giải thích: Mục đích để người sử dụng vi bằng hình dung về cửa hàng, có thông tin về cửa hàng trên biển hiệu, vào có ghi nhận quảng cáo bán sản phẩm NunaKids (nếu có).

    2. Một số hình ảnh bên trong cửa hàng (chú ý ghi nhận hình ảnh nhân viên cửa hàng, các khách hàng đang có giao dịch).

    Giải thích: Mục đích để người sử dụng vi bằng có thông tin hình dung về cửa hàng (nếu có).

    3. Một số hình ảnh tại gian hàng có bán sản phẩm có nhãn NunaKids (chú ý ghi nhận hình ảnh chi tiết các sản phẩm, giá niêm yết sản phẩm, thông tin chi tiết nhãn mác gắn kèm sản phẩm, khách hàng đang lựa chọn và mua sản phẩm NunaKids (nếu có)).

    Giải thích: Mục đích để chứng minh có việc cửa hàng T trưng bày bán sản phẩm có thương hiệu NunaKids, số lượng sản phẩm có thương hiệu này được trưng bày bán.

    4. Quá trình đại diện công ty K có mua các sản phẩm có nhãn NunaKids (chú ý ghi nhận hình ảnh chi tiết các sản phẩm được mua, thông tin chi tiết nhãn mác gắn kèm sản phẩm); Ghi nhận hình ảnh nhân viên bán hàng, thu tiền, biên lai, hóa đơn bán hàng.

    Giải thích: Mục đích để chứng minh có việc cửa hàng T bán sản phẩm có nhãn NunaKids với mức giá nhất định.

    Từ các thông tin đã ghi nhận trong vi bằng như trên, Công ty K sẽ trình bày ý kiến với Tòa án là nhãn hiệu NunaKids là do Công ty K sở hữu, Công ty K không sản xuất mẫu quần áo mà cửa hàng T bán. Từ đó, Công ty K đề nghị Tòa án yêu cầu cửa hàng T chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu NunaKids hợp pháp, nguồn gốc sản phẩm nhãn NunaKids mà cửa hàng T bán và giải thích mức giá bán mà cửa hàng T đưa ra.

    Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0357 133 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *