Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp Thừa phát lại | Hỏi đáp

Thừa phát lại | Hỏi đáp

Mến chào bạn!

Thừa phát lại là một nghề luật. Với vốn kiến thức hữu hạn của mình, Blog Thừa phát lại có thể hỗ trợ giải đáp được một số vấn đề pháp lý cho bạn. Nếu các bạn có vướng mắc vấn đề pháp lý gì thì có thể chia sẻ bằng cách bình luận như các độc giả khác dưới đây, Blog Thừa phát lại sẽ thu xếp thời gian nghiên cứu và trả lời bạn chu đáo.

Bạn cũng có thể để lại số điện thoại, email trong phần bình luận để đề xuất Blog Thừa phát lại tư vấn chi tiết hơn.

Trường hợp vì vấn đề riêng tư, bạn cũng có thể email (blogthuaphatlai@gmail.com) hoặc zalo/viber cho Blog Thừa phát lại (0357 133 132).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mục Hỏi đáp mà Blog Thừa phát lại tổng hợp tại đây.

Tuy nhiên, chúng tôi bảo lưu tuyên bố miễn trừ trách nhiệm đã công bố trên trang này. Theo đó, các tư vấn của Blog Thừa phát lại chỉ mang tính chất tham khảo; bạn cần tham vấn thêm ý kiến chuyên gia pháp lý chuyên sâu về lĩnh vực mà bạn đang vướng mắc nhé.

Trân trọng!

Đăng nhận xét

28 Nhận xét

Sắp xếp theo
  1. Tôi là quản lý nhân sự tại một công ty. Vừa qua, công ty tôi có sự việc là nhân viên nhận hoa hồng của đối tác. Mặc dù nội quy lao động không quy định trường hợp này nhưng hợp đồng lao động đã ký với nhân viên đó có quy định nhân viên công ty có hành vi nhận hoa hồng của đối tác bất kể giá trị bao nhiêu sẽ bị cách chức. Vậy xin hỏi trường hợp này, công ty chúng tôi có thể căn cứ hợp đồng để kỷ luật theo hình thức cách chức nhân viên đó được không? Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Căn cứ khoản 3 Điều 127 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

      Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
      1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
      2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
      3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

      Do đó, dù hợp đồng lao động có quy định về việc kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng nội quy lao động không quy định mà công ty bạn kỷ luật nhân viên trong trường hợp này là sẽ vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều 127 nêu trên tức "Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động".

      Ngoài ra, Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
      Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

      Như vậy, kỷ luật lao động hướng đến việc tuân thủ nội quy lao động. Do đó, nếu không có nội quy hoặc nội quy lao động không quy định thì không thể viện dẫn bất kỳ quy định nào để kỷ luật người lao động (bao gồm cả trường hợp sa thải).
      Các quy định pháp luật lao động hiện hành và quan điểm của các cơ quan giải quyết tranh chấp hiện hành cơ bản là đang bảo vệ bên yếu thế tức người lao động. Do đó, Blog thừa phát lại khuyến nghị bạn trong công tác nhân sự - lao động tham vấn cho Ban Giám đốc công ty không chỉ đơn thuần tuân thủ đúng quy định pháp luật lao động mà còn làm hơn thế nữa, tức chu đáo hơn để khi xảy ra tranh chấp thì quyền lợi của công ty được đảm bảo.
      Trân trọng!

      Xóa
  2. Cho hỏi, người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, do đang ở thời điểm mở đầu nên Nhà nước Việt Nam đặt ra một số điều kiện nhất định cho việc này như sau:
      1. Loại nhà ở được mua: Người nước ngoài chỉ được mua trong Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (chung cư, nhà ở riêng lẻ). Tức nhà ở đó nằm trong một dự án bất động sản được cấp phép. Còn nếu nhà ở nằm trong khu vực dân cư hiện hữu không xuất phát từ dự án nhà ở thương mại thì không được phép.
      2. Hình thức mua: Người nước ngoài chỉ được mua nhà từ trực tiếp từ chủ đầu tư hoặc mua từ tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài khác. Người nước ngoài không được mua từ cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức Việt Nam nhé.

      3. Số lượng được sở hữu: Người nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Nếu là nhà riêng lẻ thì trên một khu vực có số dân tương đương đơn vị hành chính cấp phường được mua quá 250 căn nhà. Cho nên, trước khi mua, người nước ngoài nên hỏi kỹ chủ đầu tư, người bán về tỉ lệ này vì nếu bán quá số lượng cho phép thì nhà nước Việt Nam không công nhận hợp đồng mua bán và không cấp Giấy chứng nhận cho người nước ngoài.
      4. Khu vực được mua: Nhà nước Việt Nam không cho phép bán nhà cho người nước ngoài nếu nhà ở đó nằm trong khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trước khi chủ đầu tư được cấp phép bán nhà thì đã được Sở Xây dựng thông báo về khu vực này (dựa trên thông tin do quân đội và công an cung cấp). Do đó, người nước ngoài cần hỏi kỹ vấn đề này nhé vì chủ đầu tư có ký bán cho người nước ngoài thì Nhà nước Việt Nam cũng không cấp Giấy chứng nhận.
      5. Các giấy tờ cần cung cấp: Người nước ngoài cần cung cấp hộ chiếu hợp pháp, còn giá trị sử dụng và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài cần cung cấp giấy cam kết không thuộc diện ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
      6. Thanh toán: Người nước ngoài phải thanh toán tiền mua nhà thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động ở Việt Nam. Tức là, người nước ngoài không thể thanh toán tiền mặt trực tiếp cho người bán mà phải chuyển khoản từ tài khoản của người nước ngoài sang tài khoản người bán hoặc mang tiền mặt ra ngân hàng chuyển khoản vào tài khoản người bán.
      7. Mục đích sử dụng: Người nước ngoài được sử dụng để ở hoặc cho thuê nhưng phải thông báo cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (Phòng quản lý đô thị).
      8. Quyền bán nhà: Trước khi hết hạn sở hữu thì người nước ngoài được bán nhà:
      - Nếu bán cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua được sở hữu ổn định, lâu dài;
      - Nếu bán cho tổ chức, cá nhân không phải của Việt Nam thì Bên mua được sở hữu trong thời hạn còn lại của người nước ngoài và sẽ được xem xét, gia hạn thêm khi hết hạn.
      9. Thời hạn sở hữu: Người nước ngoài được sở hữu 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
      10. Gia hạn: Người nước ngoài được gia hạn thời gian sở hữu một lần với thời gian gia hạn không quá 50 năm. Tổng cộng, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đến 100 năm rồi đấy.

      Xóa
  3. Ở địa phương có tổ chức thừa phát lại hoạt động, chúng tôi được biết tổ chức này có chức năng lập các giấy tờ, văn bằng xác nhận các sự kiện pháp lý. Vậy trường hợp chúng tôi mua bán nhà ở hay chuyển nhượng đất đai thì thừa phát lại có thể chứng nhận mà không cần công chứng được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Hà Sơn. Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tôi xin trả lời như sau:
      Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại được Chính phủ quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo nghị định này, thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự.
      Về phạm vi lập vi bằng của thừa phát lại được quy định: Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc (trừ các trường hợp quy định không được lập vi bằng). Vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
      Luật Đất đai có quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp kinh doanh bất động sản có quy định riêng).
      Luật Nhà ở quy định: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ trường hợp được quy định không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).
      Nghị định của Chính phủ cũng đã nói rõ vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

      Xóa
  4. tulecam01013@gmail.com20 tháng 2, 2023

    Tôi đang tham khảo định hướng nghề nghiệp cho con trai của tôi. Cho hỏi để trở thành thừa phát lại thì cần học ngành gì, thời gian như thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về cơ bản, để trở thành 1 thừa phát lại thì cần trải qua các bước sau:
      - Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật (đại học luật, khoa luật 1 tại 1 số trường đại học, song bằng luật tại Đại học an ninh/Đại học cảnh sát).
      - Tham gia khóa đào tạo thừa phát lại 06 tháng tại Học viện tư pháp.
      - Tập sự nghề 12 tháng tại 1 VP thừa phát lại.
      - Tham gia và vượt qua kỳ sát hạch do Bộ Tư pháp tổ chức để được bổ nhiệm thừa phát lại.

      Xóa
  5. Vì tài chính eo hẹp nên tôi dự định mua 1 căn nhà tại Củ Chi bằng giấy tay (người bán chỉ cung cấp được giấy viết tay đã mua nhà ở từ chủ cũ). Họ nói là mua bán bằng vi bằng mà không công chứng. Xin hỏi tôi có nên mua nhà đó bằng vi bằng hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo quy định hiện nay, việc mua bán nhà đất lẻ ở bên ngoài tương tự trường hợp anh Tùng vừa hỏi bắt buộc phải công chứng; lúc đó anh Tùng mới được thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên (hình thức nhà nước ghi nhận quyền sở hữu ngôi nhà cho anh). Nếu thừa phát lại có tham gia vào giao dịch của anh thì cũng chỉ ở mức độ lập vi bằng giao nhận tiền, ghi nhận hiện trạng... mà không phải là việc chứng nhận sang tên nhà đất cho anh.
      Vi bằng là văn bản do TPL lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm nguồn chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác mà không có giá trị chứng nhận giao dịch mua nhà.
      Do đó, dưới góc độ là một người hành nghề luật thì tôi cho rằng, giao dịch của anh có sự rủi ro về mặt pháp lý và không nên thực hiện.

      Xóa
  6. Kiều Trinh21 tháng 2, 2023

    Tôi đang dự định mua căn hộ của 1 dự án chung cư. Xin cho biết là tôi nên yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp giấy tờ gì để đảm bảo việc mua bán này an toàn, hợp lệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Kiều Trinh!
      Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi có ý kiến phản hồi như sau:
      Để triển khai 1 dự án chung cư thì chủ đầu tư phải thực hiện rất nhiều thủ tục với nhiều loại giấy phép, tài liệu khách nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu chủ đầu tư đã có các giấy tờ như chúng tôi liệt kê sau đây thì cơ bản, dự án đó đã đủ điều kiện để bán nhà cho khách hàng. Bạn không nói rõ là bạn mua ở giai đoạn nào (đang xây hay đã hoàn thành xây dựng) nên chúng tôi tư vấn 2 trường hợp như sau:
      1/ Trường hợp nhà ở đang xây dựng:
      - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mục đích đất ở) + không đang thế chấp ngân hàng.
      - Giấy phép xây dựng phần móng + phần thân.
      - Văn bản nghiệm thu phần móng.
      - Văn bản chấp thuận bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.
      - Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng.
      2/ Trường hợp nhà ở đã hoàn thành xây dựng: Tương tự trường hợp 1 + Văn bản đồng ý nghiệm thu hoàn thành xây dựng của cơ quan có thẩm quyền + Văn bản nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy.

      Xóa
  7. Lê Thị Lan21 tháng 2, 2023

    Xin chào Quý Blog!
    Gia đình tôi có việc sau đây, xin nhờ sự tư vấn. Cha mẹ tôi kết hôn năm 1986. Đến năm 1993 thì cha mẹ tôi được ông bà nội cho miếng đất trong vườn (cho miệng). Sau đó, cha mẹ tôi đã xây nhà ở trên đó. Năm 2002 thì cha mẹ tôi đi kê khai và làm thủ tục được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, vừa qua, mấy chú bác nhà tôi lại tranh chấp miếng đất đó vì cho rằng, đất này là của hộ gia đình, trước đây ông bà nội chỉ cho cha mẹ tôi mượn đất làm nhà ở. Nay đề nghị trả lại miếng đất đó cho hộ gia đình để chia đều. Ông bà nội tôi cũng xuôi theo các chú bác. Xin hỏi Quý Blog, vụ việc này cha mẹ tôi có khả năng bị lấy lại đất không? Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Blog thừa phát lại cảm ơn chị Lan đã tin tưởng xin ý kiến tư vấn từ chúng tôi. Về vấn đề này, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:
      Theo câu hỏi của chị thì chung tôi lược lại 1 số thông tin chính như sau:
      - Cha mẹ chị được ông bà cho đất bằng miệng năm 1993.
      - Cha mẹ chị đã xây nhà ở trên đó.
      - Cha mẹ chị sau đó làm thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận.
      - Cha mẹ chị đã ở ổn định trên nhà đất đó liên tục trong 1 thời gian dài đến nay mới tranh chấp.
      Án lệ 03/2016/AL quy định: "Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất."
      Do đó, dù việc tặng cho của cha mẹ bạn trước đây là bằng miệng, nguồn gốc đất có thể là từ hộ gia đình nhưng suốt quá trình sau khi tặng cho, cha mẹ bạn đã ở ổn định, công khai, liên tục. Ông bà nội, các chú, bác đều biết việc cha mẹ bạn xây nhà, cấp giấy chứng nhận mà không phản đối thì phải xác định là cha mẹ bạn đã được tặng cho hợp lệ quyền sử dụng đất.
      Trân trọng!

      Xóa
  8. thanhlv...@gmail.com23 tháng 2, 2023

    Xin hỏi, công ty của tôi là công ty ở Việt Nam có 100% vốn của Nhật Bản. Chúng tôi có hợp đồng mua bán hàng hóa máy móc với 1 công ty tại Việt Nam có 51% vốn Thái Lan. Chúng tôi có thể thỏa thuận chọn luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp được hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Theo thông tin bạn cung cấp thì Hoài hiểu rằng, công ty của bạn và đối tác dù có vốn nước ngoài nhưng được thành lập tại Việt Nam nên là một pháp nhân của Việt Nam. Hợp đồng được giao kết, thực hiện tại Việt Nam. Do đó, về nguyên tắc, hợp đồng bắt buộc phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Nếu Hợp đồng mua bán máy móc của 2 công ty nhằm sản xuất hàng hóa tức có mục đích sinh lời nên đây là 1 hoạt động thương mại. Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật thương mại năm 2005 thì phạm vi điều chỉnh là "Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Do đó, hợp đồng của công ty bạn được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam và ưu tiên điều chỉnh theo Luật thương mại 2005 trước. Trân trọng!

      Xóa
  9. Chào Quý trang!
    Bố tôi có mua căn hộ tại 1 dự án bất động sản. Nay bố tôi mất, chúng tôi không muốn tiếp tục hợp đồng nữa mà thanh lý. Chủ đầu tư cũng đồng ý với số tiền mà chúng tôi đề xuất nhưng họ bảo chúng tôi đi khai nhận di sản thừa kế ở văn phòng công chứng rồi mới làm hồ sơ. Chúng tôi liên hệ công chứng thì họ trả lời do hợp đồng bố tôi ký là văn bản thỏa thuận, không phải là hợp đồng mua bán nên họ không làm thủ tục khai nhận được. Xin hỏi, công chứng viên giải thích như vậy có đúng không? Có cách nào để chúng tôi chấm dứt hợp đồng, nhận tiền không? Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Theo nhận định của chúng tôi, dự án mà bố bạn mua chưa đủ điều kiện để bán nhà (tức chưa có thông báo cho phép bán nhà cùa Sở Xây dựng) nên công ty bất động sản mới ký văn bản thỏa thuận với bố của bạn. Do đây là 1 văn bản thỏa thuận mang tính dân sự để đảm bảo việc giao kết hợp đồng trong tương lai nên các văn phòng công chứng không xem đó là một tài sản để cho gia đình bạn khai nhận di sản. Chúng tôi xin miễn bình luận về quan điểm của công chứng viên trong trường hợp này. Về hướng xử lý, bạn có thể đề nghị Chủ đầu tư phát hành một thông báo về việc chấm dứt hợp đồng với bố của bạn, trong đó có ghi số tiền mà bố của bạn được nhận lại (lý chấm dứt hợp đồng có thể do bố bạn vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ hợp tác ...). Căn cứ trên thông báo của Chủ đầu tư (có số tiền) thì gia đình bạn đi khai nhận di sản thừa kế đối với số tiền được nhận lại (bởi lúc này đã xác định rõ là bố bạn có 1 số tiền cụ thể). Cách làm này có ưu điểm là có thể khai ở bất kỳ văn phòng công chứng nào mà không nhất thiết tại địa phương nơi có dự án. Sau khi có văn bản khai nhận di sản thì gia đình bạn lên Chủ đầu tư ký hồ sơ thanh lý, nhận tiền. Chúc gia đình bạn sớm hoàn thành được công việc.

      Xóa
  10. Xuân Quỳnh25 tháng 2, 2023

    Chào Quý Luật sư! Công ty tôi có hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản với một công ty đối tác tại Việt Nam. Nay công ty đối tác nợ tiền hàng nên chúng tôi muốn khởi kiện. Do sơ sót trong hợp đồng nên chúng tôi ghi cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại tại TP. Hồ Chí Minh. Nhưng mà theo tôi tìm hiểu thì không có tên đơn vị trọng tài nào như vậy cả. Vậy, chúng tôi muốn tiếp tục kiện ở 1 trung tâm trọng tài khác thì có được không? Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Xuân Quỳnh! Theo thông tin mà bạn cung cấp thì trong hợp đồng của bạn có thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại. Tuy nhiên vấn đề gặp phải là xác định đơn vị trọng tài không chính xác, không tồn tại tại thời điểm xác lập hợp đồng cũng như tại thời điểm tranh chấp. Khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: "5. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn."
      Theo đó, công ty của bạn cần làm 2 bước như sau:
      - Bước 1: Mời đối tác thỏa thuận lại đơn vị trọng tài.
      - Bước 2: Trường hợp thỏa thuận được thì kiện tại đơn vị trọng tài đó; ngược lại, công ty bạn có thể chọn 1 trung tâm trọng tài bất kỳ.
      Ở bước 1, công ty bạn phải xác lập chứng cứ để chứng minh việc thỏa thuận trọng tài không thành công. Chúng tôi khuyến nghị công ty bạn lập 1 thông báo và ghi rõ trung tâm trọng tài mà công ty của bạn chọn; đề nghị đối tác có ý kiến phản hồi chậm nhất là 1 ngày cụ thể qua địa chỉ email hoặc bằng văn bản về địa chỉ công ty. Quá trình đó, công ty của bạn đề nghị thừa phát lại hỗ trợ lập vi bằng giao thông báo. Nếu quá thời hạn quy định mà công ty kia không phản hồi; hoặc phản hồi không đồng ý thì mặc nhiên, công ty của bạn có thể tiến hành bước 2 là khởi kiện tại 1 trung tâm trọng tài theo lựa chọn của mình.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Hi vọng sẽ hữu ích cho công ty của bạn.

      Xóa
  11. Chào Blog Thừa phát lại! Cho tôi hỏi, Giám đốc công ty có thể ký hợp đồng lao động với chính mình không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Ngọc Hân! Do bạn không nói rõ chức danh Giám đốc mà bạn đang hỏi là Giám đốc ở quản lý lĩnh vực gì, loại hình doanh nghiệp nào, có phải là người đại diện theo pháp luật hay không? Nên chúng tôi giả định chức danh Giám đốc mà bạn hỏi là chức danh Giám đốc/Tổng Giám đốc tức là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, được quy định trong Luật doanh nghiệp.
      Căn cứ Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 thì "Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
      Như vậy, Giám đốc của công ty bạn sẽ không thể đại diện cho pháp nhân để ký hợp đồng (thực hiện giao dịch dân sự) với chính mình.


      Xóa
  12. Cho tôi hỏi, Công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty cần huy động thêm 200 tỷ VNĐ để thực hiện Dự án bán nhà ở. Mặc dù cổ đông phía Việt Nam đồng ý chủ trương huy động vốn nhưng không có khả năng tự bổ sung. Cho hỏi, công ty tôi có thể huy động vốn bằng những cách nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn Hoa Phan!
      Công ty bạn có thể huy động theo các hình thức sau đây để triển khai dự án:

      1. Tăng vốn theo Luật doanh nghiệp: Kết nạp thành viên mới nếu là công ty TNHH (Điểm b khoản 1 Điều 68 Luật doanh nghiệp); Chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc Chào bán cổ phần ra công chúng (Điều 123 Luật doanh nghiệp 2020) nếu là công ty cổ phần.
      2. Huy động vốn theo Luật Nhà ở (Điều 69 Luật nhà ở năm 2014):
      - Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
      - Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
      - Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
      Trân trọng!

      Xóa
  13. Xin hỏi Thừa phát lại có đi tống đạt văn bản cho công ty hoặc cá nhân không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn LeeTran! Blog Thừa phát lại Cảm ơn câu hỏi của bạn.
      Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì các thừa phát lại chỉ tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
      Do đó, đối với các giấy tờ của cá nhân, công ty mà có tính chất ngoài tố tụng thì thừa phát lại không có thẩm quyền đi tống đạt. Tuy nhiên, thừa phát lại có thể hỗ trợ lập vi bằng ghi nhận cá nhân, công ty đi giao văn bản cho người cần giao. Vi bằng là nguồn chứng cứ sử dụng tại Tòa án hoặc là căn cứ thực hiện giao dịch.
      Trân trọng!

      Xóa
  14. Xin hỏi Quý anh chị Thừa phát lại! Tôi bị công ty sa thải trái pháp luật. Nay tôi yêu cầu công ty phải nhận tôi làm việc trở lại. Xin hỏi, tôi có thể yêu cầu công ty bồi thường theo Điều 41 Luật lao động năm 2019 được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào bạn Văn Quý!
      Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Điều 39 BLLĐ 2019 quy định "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này". Phân tích các quy định này cho thấy, kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải không phải là một trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định rõ ràng trong Bộ luật lao động. Do đó, không thể mặc nhiên áp dụng Điều 41 để đòi người sử dụng lao động bồi thường.
      Tuy nhiên, xét về bản chất, kỷ luật lao động cũng là một hình thức chấm dứt lao động đơn phương từ một phía. Nếu xử lý kỷ luật sai thì có cần phải có chế tài xử lý. Pháp luật dân sự có nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật. Do đó, bạn có thể đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng nguyên tắc này để yêu cầu công ty bồi thường các trách nhiệm tài chính như quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019.
      Trân trọng!

      Xóa

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *