Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Thừa phát lại sẽ được cưỡng chế, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Blog Thừa phát lại - Bộ Tư pháp đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật thi hành án dân sự sửa đổi. Một trong những nội dung dự kiến sửa đổi đáng chú ý đó là về thẩm quyền thi hành án dân sự của Thừa phát lại. Dựa trên bản Dự thảo Luật thi hành án dân sự (công bố tại hội thảo ngày 25/4/2025 tại Nha Trang), Blog Thừa phát lại tổng hợp 6 nội dung đáng chú ý liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự của Thừa phát lại dự kiến được đưa vào Luật:

1. Thừa phát lại có vị thế như Chấp hành viên, Văn phòng Thừa phát lại có vị thế như cơ quan thi hành án công (khoản 9, 10 Điều 3 Dự thảo Luật thi hành án dân sự-phiên bản 25/4/2025)

Từ khi nghề Thừa phát lại xuất hiện trở lại tại nước ta, dù được giao thẩm quyền thi hành án dân sự nhưng Thừa phát lại chưa bao giờ có vị thế tương tự với Chấp hành viên, Văn phòng Thừa phát lại chưa bao giờ có vị thế tương tự với cơ quan thi hành án công. Lý do là Thừa phát lại được quy định tại Nghị định còn việc chấp hành viên tổ chức thi hành án dân sự trước đó đã nằm sẵn trong các luật về thi hành án dân sự.

Theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Luật cao hơn Nghị định. Do đó, cùng làm thi hành án dân sự nhưng Thừa phát lại vẫn có những hạn chế nhất định khi căn cứ Nghị định để thực hiện, ví dụ tổ chức tín dụng viện dẫn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng để không cung cấp thông tin cho Thừa phát lại.

Với quy định mới của Điều 3 dự thảo Luật thi hành án dân sự thì Thừa phát lại có vị thế như Chấp hành viên khi đều là “người tổ chức thi hành án” và Văn phòng Thừa phát lại có vị thế như cơ quan thi hành án công khi đều là “cơ quan, tổ chức thi hành án”.

2. Mở rộng đối tượng được tổ chức thi hành án dân sự (Điều 2, khoản 9 Điều 3, điểm a khoản 2 Điều 68, Dự thảo Luật thi hành án dân sự-phiên bản 25/4/2025)

Từ Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Nghị định 135/2013/NĐ-CP đến Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại chỉ được tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, không được thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Nay với quy định mới tại Điều 2 dự thảo Luật thi hành án dân sự thì Thừa phát lại cũng đã được thi hành các phán quyết, quyết định nêu trên. Nếu được thông qua, đây được coi là cột mốc đáng nhớ khi đây là lần đầu tiên một phán quyết của cơ quan tài phán tư (trọng tài thương mại) được thi hành bởi một cơ quan thi hành án tư (Thừa phát lại).

thua-phat-lai-co-duoc-cuong-che
Thừa phát lại đang lập vi bằng cho khách hàng

3. Thừa phát lại được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế (điểm a khoản 2 Điều 68 Dự thảo Luật thi hành án dân sự-phiên bản 25/4/2025)

Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Nghị định 135/2013/NĐ-CP cho phép Thừa phát lại quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Riêng việc cưỡng chế thì dù chưa được giao quyền trọn vẹn nhưng Thừa phát lại vẫn có quyền này. Đến Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại không còn quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Với việc đưa chức danh Thừa phát lại vào dự thảo Luật thi hành án dân sự và quy định khi Thừa phát lại thi hành án thì có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên thì Thừa phát lại được giao quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế trọn vẹn.

Trong bối cảnh đương sự không tự nguyện thi hành án thì việc tổ chức thi hành mới đến tay các cơ quan thi hành án như Thừa phát lại thì việc được giao hai quyền nêu trên trên là điều hết sức quan trọng vì đây là 2 công cụ để đảm bảo việc các bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành nghiêm minh.

4. Thẩm quyền thi hành án của thừa phát lại tương tự cơ quan thi hành án cấp tỉnh (trừ án chủ động)

Nghị định 08/2020/NĐ-CP đã cho phép Thừa phát lại được thi hành các bản án, quyết định của Tòa án tương tự Cục thi hành án dân sự tức cơ quan thi hành án công cấp tỉnh (hiện hành). Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố khiến sự ngang bằng về thẩm quyền này đáng được nhắc lại trong bài viết này.

Thứ nhất, như đã nêu tại Mục 3 thì dù được trao quyền thi hành án nhưng trước đây, Thừa phát lại không được giao 2 “phương tiện” quan trọng là áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và biện pháp cưỡng chế cộng thêm quy định chưa phù hợp về các trường hợp buộc Thừa phát lại phải kết thúc việc thi hành án (ví dụ, phát sinh điều kiện thi hành án ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án…) nên dù có quyền tương tự như Cục thi hành án dân sự nhưng Thừa phát lại hầu như không thể làm tổ chức thi hành án thực thụ (nói trắng ra là không nhận làm hồ sơ thi hành án).

Thứ hai, như đã nêu tại Mục 2 thì Thừa phát lại đã được trao quyền để tổ chức thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây vốn cũng là thẩm quyền của Cục thi hành án dân sự.

Thứ ba, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, sáp nhập các tỉnh thành như hiện nay thì việc Thừa phát lại có quyền tổ chức thi hành án tương tự cơ quan thi hành án dân sự công cấp tỉnh mở ra một vận hội rất lớn đối với Thừa phát lại. Từ vị thế như một cơ quan thi hành án tư ngang với các chi cục thi hành án dân sự tức cấp huyện (lúc mới thí điểm), Thừa phát lại đã trở thành một cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh với địa bàn thi hành án rộng lớn, đối tượng thi hành án mở rộng. Ví dụ, Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành đặt trụ sở tại Quận 4 TP. Hồ Chí Minh có thẩm quyền thi hành bản án của Tòa án có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.

5. Trích nộp một phần chi phí thực hiện công việc thi hành án của Thừa phát lại để phục vụ công tác quản lý tổ chức và hoạt động Thừa phát lại (điểm c khoản 3 Điều 68 Dự thảo Luật thi hành án dân sự-phiên bản 25/4/2025)

Đây là một quy định mới. Nếu so sánh với các tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp khác thì hầu như không có loại phí tương tự mà chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân tác giả cho rằng, đây là một quy định cần thiết bởi hoạt động thi hành án của Thừa phát lại có liên quan mật thiết và cần nhiều sự hỗ trợ, nhân sự từ các cơ quan, tổ chức khác đặc biệt là việc cưỡng chế thi hành án.

Để chi phí này được sử dụng hiệu quả cũng như không tạo nên gánh nặng, áp lực cho văn phòng Thừa phát lại, người được thi hành hành án (vì Thừa phát lại cũng sẽ cộng phí này với người được thi hành án trong phí tổ chức thi hành án) thì mức đóng cần ở mức hợp lý, được khấu trừ khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và chi trực tiếp cho lực lượng hỗ trợ thi hành án.

6. Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở (điểm c khoản 1 Điều 71 Dự thảo Luật thi hành án dân sự-phiên bản 25/4/2025)

Đây là điểm gợn của Dự thảo Luật thi hành án dân sự và gần như là hạn chế duy nhất về thi hành án của Nghị định 08/2020/NĐ-CP được đưa sang Dự thảo Luật. Tại sao gọi là hạn chế? Ví dụ, Thừa phát lại Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh) đang cưỡng chế bàn giao chiếc xe ô tô của người phải thi hành án cho người được thi hành án nhưng khi biết sự việc, người này lại lái chiếc xe xuống Biên Hòa, Đồng Nai để dưới đó; hoặc Thừa phát lại Bến Thành đang thi hành bản án thì xác minh được người phải thi hành án có thửa đất dưới Đồng Nai, có thể kê biên để thi hành án... Hai trường hợp này được xem là phát sinh điều kiện thi hành án ngoài địa bàn cấp tỉnh nhưng Thừa phát lại phải chấm dứt việc thi hành án thì chưa phù hợp, chưa đảm bảo việc thi hành án được nghiêm minh thậm chí giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 cơ quan thi hành án có thể tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản.

Nếu vụ việc do cơ quan thi hành án công thi hành thì có cơ chế ủy thác thi hành án. Do đó, nên chăng cho Luật thi hành án dân sự nên tạo cơ chế cho các văn phòng Thừa phát lại ủy thác thi hành án cho nhau hoặc vẫn nên để Thừa phát lại thi hành khi phát sinh điều kiện thi hành án ngoài địa bàn cấp tỉnh để đảm bảo quá trình thi hành án được liên tục và hiệu quả.

Xem toàn văn dự thảo (update 25/4/2025): Tại đây

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *