[TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại [TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại

[TP.HCM] Ký quy chế liên ngành về Thừa phát lại

Blog Thừa phát lại - Sở Tư pháp, TAND, VKSND, Cục Thi hành án dân sự và Hội Thừa phát lại TP.HCM đã ký kết quy chế phối hợp trong hoạt động thừa phát lại.

Ngày 26-10, Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động thừa phát lại (TPL) trên địa bàn TP.

Theo đó, quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động TPL bao gồm các cơ quan: Sở Tư pháp, TAND, VKSND, Cục Thi hành án dân sự (THADS) và Hội TPL.

Theo quy chế này, Sở Tư pháp sẽ là cơ quan cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động văn phòng TPL lại trên địa bàn thành phố; cấp, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng TPL; thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động TPL.

TAND TP.HCM và TAND các quận huyện, TP Thủ Đức sẽ cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại toà án.

VKSND TP.HCM và VKSND quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các văn phòng TPL trên địa bàn mà VKS có thông tin qua các hoạt động kiểm sát của ngành.

quy-che-phoi-hop-thua-phat-lai
Đại diện các cơ quan ký Quy chế phối hợp

Cục THADS TP và chi cục sẽ cung cấp thông tin về việc thực hiện các công việc về THADS của TPL theo đề nghị của Sở Tư pháp hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Hội TPL TP sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, xử lý kỷ luật hội viên; Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội viên; Các thông tin về TPL, văn phòng TPL bị khởi kiện; TPL bị khởi tố, truy tố, xét xử....

Bên cạnh ký kết quy chế phối hợp, Sở Tư pháp cũng tổ chức cuộc họp liên ngành để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thừa phát lại.

Thông tin tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Băng, Trưởng phòng bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp) cho biết tính đến nay toàn TP có tổng cộng 22 văn phòng TPL.

Từ tháng 02-2020 đến tháng 9-2023, Sở Tư pháp đã tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện vào sổ đăng ký 111.725 vi bằng theo yêu cầu của các văn phòng TPL, với doanh thu trên 111 tỉ đồng.

ky-quy-che-phoi-hop-thua-phat-lai
Ông Nguyễn Thành Băng, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp đề nghị các văn phòng TPL hoạt động đúng công việc, quyền hạn và các quy định của pháp luật. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Các văn phòng TPL trên địa bàn TP thực hiện việc tống đạt tổng cộng 462.046 văn bản giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án và Cơ quan THADS; về xác minh điều kiện thi hành án một vụ việc; về trực tiếp tổ chức thi hành án hai vụ việc.

Theo ông Băng, việc triển khai thực hiện chế định TPL trên địa bàn TP.HCM được thực hiện đúng chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, huy động được nguồn lực xã hội trong việc xã hội hóa một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hiệu quả của hoạt động TPL mang lại cho xã hội là rất lớn.

Hoạt động của TPL đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong đời sống dân sự, trong quan hệ với cơ quan Nhà nước và trong hoạt động tổ tụng; góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo an toàn các giao dịch dân sự, kinh tế từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cạnh đó, hoạt động TPL tại TP nhìn chung đi vào nề nếp, thể hiện đúng vai trò, lợi ích của chế định TPL trong đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động tống đạt, lập vi bằng được người dân và các cơ quan, tổ chức tin tưởng sử dụng.

Cũng tại buổi làm việc, nhiều trưởng văn phòng TPL cũng chia sẻ những khó khăn đang gặp phải. Vấn đề lớn nhất mà các văn phòng TPL nêu ra vẫn là vấn đề doanh thu và kinh phí để duy trì hoạt động của văn phòng.

Ông Nguyễn Văn Thắng (Trưởng Văn phòng TPL quận 10) cho biết công việc mà TPL thực hiện so với năm 2020 giảm đi rõ rệt, đặc biệt là công tác xác minh điều kiện thi hành án và tống đạt văn bản, trong khi số lượng văn phòng TPL tăng lên (năm 2020 là 11 đến nay là 22). Ông Thắng cũng cho biết hoạt động của TPL thực hiện nhiều và sôi nổi nhất để tạo doanh thu hiện nay là lập vi bằng.

ky-quy-che-phoi-hop-thua-phat-lai

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng văn phòng thừa phát lại quận 10 cho biết lượng công việc của TPL thực hiện giảm đi rõ rệt và đang phải gồng mình để duy trì hoạt động. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Tương tự, ông Phạm Quang Giang, Trưởng văn phòng TPL quận 5 cũng cho biết khó khăn chung của các văn phòng TPL là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động. Cụ thể, nhiều cơ quan THADS hoặc toà án trong năm 2023 không tiếp tục ký hợp đồng tống đạt văn bản với các văn phòng TPL hoặc các cơ quan này chưa có nhu cầu. Bên cạnh đó là nhiều Chi cục THADS hiện vẫn còn đang nợ tiền chưa thể thanh toán.

Ngoài ra, các văn phòng TPL cũng phản ánh một số địa phương không hợp tác khi các TPL thực hiện hoạt động tống đạt hoạt động thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án.

Nguồn: PLO

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *