Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá? Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá?

Có được lập vi bằng giao dịch nhà đất hai giá?

Blog Thừa phát lại - Vừa rồi, Blog Thừa phát lại có trả lời báo Thanh Niên về việc TPL có lập vi bằng thỏa thuận 2 giá trong mua bán nhà đất.

Bạn có thể tham khảo nội dung phần trả lời trên Báo Thanh Niên Tại đây

Trong khuôn khổ một bài viết mang phong cách báo chí thì nội dung có thể đang ngắn gọn, chưa chuyển tại hết nội dung mà Blog Thừa phát lại muốn chia sẻ. Vậy nên, tại bài viết này, Blog Thừa phát lại đăng nội dung trả lời chi tiết hơn để mọi người tham khảo.

Câu hỏi của bạn đọc:

Tôi dự định mua căn nhà với giá thực tế là 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, bên bán nhà đề nghị ghi trong hợp đồng mua bán để ra công chứng với giá chỉ 700 triệu đồng, mục đích để họ được giảm tiền thuế thu nhập cá nhân.

Tôi không an tâm với lời đề nghị trên, nhưng lại rất thích căn nhà. Để tránh rủi ro sau này nếu bị tranh chấp, tôi có thể mời thừa phát lại đến lập vi bằng về việc mua bán nhà trị giá 2 tỉ đồng được không? Nếu bị kiện ra tòa án, tôi nộp vi bằng mua giá thực tế 2 tỉ đồng, thì có bị xử lý tội trốn thuế? Chi phí cho lập vi bằng là bao nhiêu?

Chuyên gia tư vấn:

Ông Hoàng Đức Hoài, Phó Trưởng văn phòng Thừa phát lại Miền Nam, tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, thì các bên dự định xác lập một hợp đồng mua bán nhà “giả tạo về giá” nhằm trốn tránh một phần nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cho Nhà nước. Căn cứ Điều 124 BLDS 2015 thì giao dịch giả tạo về giá 5 tỷ đồng này bị vô hiệu.

Trường hợp cơ quan thuế không có chứng cứ về việc bạn giao dịch hai giá nhưng nhận thấy giá trị trên hợp đồng mua bán công chứng “không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường” thì bên bán có thể bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp (Điều 14, Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).

Nếu có căn cứ xác định giá thực tế mà các bên giao dịch, bên bán có thể bị xử phạt 1-3 lần số thuế thu nhập cá nhân đã trốn và phải nộp bổ sung số tiền thuế đã trốn theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Nếu số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định thì có thể bị xử lý tội trốn thuế theo Điều 200 BLHS 2015.

Quá trình đăng ký biến động nhà đất sang tên cho bạn vì thế cũng bị kéo dài, đình trệ.

Do việc giao dịch hai giá nêu trên tiềm ẩn quá nhiều rủi ro như trên và việc ghi giá thấp chủ yếu giúp bên bán được lợi nên chúng tôi khuyến nghị bạn tuyệt đối không nên thực hiện hành vi này.

“Ghi giá trên hợp đồng mua bán thấp hơn giá thực tế giao dịch là hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước nên đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế. Căn cứ khoản 6 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại sẽ từ chối việc lập vi bằng này”, ông Hoài nhấn mạnh.

tư vấn lập vi bằng
Thừa phát lại Đức Hoài đang tư vấn cho khách hàng

Thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng thì công chứng viên sẽ không chứng nhận, chứng kiến việc các bên thanh toán. Do đó, nếu bạn lo lắng sau này có tranh chấp, người bán nhà không thừa nhận đã nhận đủ số tiền mua bán này, thì bạn có thể mời thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền; việc thanh toán qua ngân hàng.

Trường hợp đã hoàn tất giao dịch nhưng bên bán không hợp tác thì bạn có thể yêu cầu thừa phát lại ghi nhận việc trích xuất file ghi âm, ghi hình thỏa thuận giao dịch, thanh toán giữa các bên; hoặc ghi nhận bên bán thừa nhận đã nhận đủ 2 tỷ qua tin nhắn điện thoại, email, ứng dụng nhắn tin điện tử... Việc lập vi bằng trong các trường hợp này nhằm củng cố chứng cứ chứng minh số tiền mà các bên thực tế giao dịch, là nguồn chứng cứ trong trường hợp các bên có tranh chấp thì Tòa án sẽ xem xét.

Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận (khoản 1 Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

TPL Đức Hoài

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0357 133 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *