Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình? Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình?

Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình?

Blog Thừa phát lại - Theo cập nhật của Đức Hoài, Báo Thanh niên vừa có bài viết liên quan đến hướng xử lý nếu nhà hàng xóm xây dựng làm nứt tường nhà mình. Tuy nhiên, đây là hướng xử lý dưới góc nhìn của một Thừa phát lại. Tình huống này có thể cần góc nhìn từ các chuyên gia khác như luật sư, thẩm phán, kỹ sư xây dựng... thì sẽ toàn diện hơn. Blog Thừa phát lại đăng lại bài viết từ Báo Thanh niên để bạn tham khảo:

Bị hàng xóm xây nhà làm nứt tường nhà mình, người dân có quyền yêu cầu thừa phát lại đến lập vi bằng rồi cung cấp chứng cứ này cho tòa án, để đòi bồi thường thiệt hại.

Nhà hàng xóm đang xây nhà làm nứt tường nhà tôi. Ban đầu chỉ có vết nứt nhẹ, chồng tôi đã qua nói chuyện đề nghị họ chú ý hơn. Thế nhưng gần đây lại xuất hiện thêm nhiều vết nứt khác, kéo dài cả nửa mét.

Chồng tôi lại tiếp tục yêu cầu bên đó phải có biện pháp khắc phục để không làm sập nhà và phải bồi thường cho nhà tôi. Vậy mà bên đó họ cự cãi rằng: "Dựa vào đâu mà nói lỗi do nhà tôi gây ra?".

Tôi mới sinh em bé được mấy tháng, quá mệt mỏi vì bụi và tiếng ồn, thì nay lại thêm lỗi lo sợ sập nhà. Giờ họ không thừa nhận vết nứt do họ gây ra, chúng tôi phải làm gì để có chứng cứ? Nhờ báo tư vấn giúp tôi.

Bạn đọc Trà My.

Chuyên gia tư vấn

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng văn phòng thừa phát lại Hằng Nguyễn (Tây Ninh), tư vấn:

Nghị định 08 năm 2020 của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, bạn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng căn nhà của mình, nhằm làm cơ sở yêu cầu chủ nhà bên cạnh khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Theo đó, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08 năm 2020 của Chính phủ.

hàng xóm xây nhà làm nút tường
Thừa phát lại Nguyễn Thúy Hằng đang tư vấn cho khách hàng (Nguồn: Báo Thanh niên)

Ngoài ra, vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

"Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch nên không thay thế văn bản công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, vi bằng sẽ giúp bạn ghi nhận lại toàn bộ những vết nứt trên tường nhà mình", bà Hằng nhấn mạnh.

Những dấu hiệu thể hiện căn nhà bạn xuống cấp, những vết nứt được thừa phát lại mô tả bằng từ ngữ, hình ảnh và video và làm rõ hiện trạng công trình nhà bên hiện nay như thế nào. Thừa phát lại còn có thể giúp bạn quay video có âm thanh tiếng ồn, thấy bụi bay…

Do đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để bạn làm cơ sở yêu cầu nhà bên thỏa thuận thương lượng bồi thường thiệt hại. Trường hợp nhà bên cạnh không đồng ý, bạn có quyền tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do công trình xây dựng của họ gây ra. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án giải quyết, tiết kiệm về thời gian và chi phí xác minh...

"Bạn có thể yêu cầu bất kỳ văn phòng thừa phát lại nào đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc, để lập vi bằng mà không giới hạn địa giới hành chính. Nghĩa là nếu bạn ở Cà Mau, thì bạn vẫn có quyền lựa chọn văn phòng thừa phát lại tại TP.HCM lập vi bằng", bà Hằng chia sẻ.

Nguồn: Báo Thanh niên

Tiêu đề do người đăng đặt lại

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *