Blog Thừa phát lại – Bạn có muốn trở thành một viên chức nhưng đồng thời cũng là một người truyền giảng kiến thức về thừa phát lại? Vậy thì cơ hội đã đến với bạn. Blog Thừa phát lại vừa cập nhật được thông tin là Học viện Tư pháp đang cần tuyển dụng một giảng viên cơ hữu để giảng dạy bộ môn Đào tạo nghề Thừa phát lại.
Hãy cùng Blog Thừa phát lại điểm qua một số điểm chính liên quan đến thông tin
tuyển dụng này nhé:
Căn cứ Kế hoạch số 462/KH-HVTP ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Học viện Tư pháp về việc tuyển dụng viên chức năm 2023, Học viện Tư pháp thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2023, trong đó có vị trí giảng viên giảng dạy bộ môn Đào tạo nghề Thừa phát lại.
Phương thức tuyển dụng:
Việc tuyển dụng viên chức được thực
hiện thông qua xét tuyển.
Điều kiện dự tuyển
Tiêu chuẩn chung: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn đăng ký dự tuyển; Có lý lịch rõ ràng; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí việc làm; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định; Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn riêng: Có bằng thạc sỹ trở lên các chuyên ngành về luật
và có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về luật.
Về ngoại ngữ: Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh tương đương bậc 2 trở
lên theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy
định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Trụ sở Học viện Tư pháp tại Hà Nội |
Nội dung, hình thức tuyển dụng
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển
theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển
được tham dự vòng 2.
Vòng 2: Thi nghiệp vụ chuyên ngành
– Thực hành giảng thử 01 nội dung do thí sinh bốc thăm trong danh mục
các nội dung thi đã được Học viện Tư pháp công bố trước và trả lời các câu hỏi
của Ban chấm thi.
– Thời gian: 50 phút (được chuẩn bị không quá 20 phút).
Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều
kiện sau:
– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo
thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí
việc làm.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 cộng
với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người
có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định
được thì Giám đốc Học viện Tư pháp xem xét, quyết định người trúng tuyển.
- Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ
- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 06/4/2023 đến hết ngày 05/5/2023.
- Địa điểm nhận hồ sơ: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tổ
chức cán bộ Học viện Tư pháp (địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu
Giấy, TP. Hà Nội) hoặc tại Tổ Hành chính – Quản trị – Tài vụ thuộc Cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh của Học viện Tư pháp (địa chỉ: Số 821 Kha Vạn Cân, phường
Linh Tây, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Thí sinh có nhu cầu đăng ký dự tuyển phải nộp Phiếu đăng ký dự tuyển
theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính
phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (mẫu phiếu đăng ký dự
tuyển được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Tư pháp) và các giấy
tờ sau đây:
a) Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của
vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng
do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật ra tiếng Việt
và phải được kiểm định qua Cục Kiểm định chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ
điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số
14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
d) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên
chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng, chứng thực;
đ) 02 ảnh màu 3x4cm (ảnh chụp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày
đăng ký), 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ báo tin.
Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào 01 vị trí việc làm cần tuyển
và Học viện Tư pháp không trả lại hồ sơ đã nộp đăng ký dự tuyển cho thí sinh.
Trụ sở Học viện tư pháp - Cơ sở TP.HCM |
Thời gian, địa điểm tổ chức xét tuyển
- Thời gian: Dự kiến trong tháng 5-6/2023.
- Địa điểm: Tại Trụ sở của Học viện Tư pháp (địa chỉ: Số 9 Trần
Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội).
Học viện Tư pháp sẽ thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét
tuyển ở vòng 2, thời gian và nội dung xét tuyển vòng 2 trên Cổng thông tin điện
tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Học viện Tư pháp tại Hà Nội và
Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phí tuyển dụng
Phí tuyển dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
92/2021/TT- BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công
chức, viên chức. Mức phí thu của thí sinh dự tuyển là 500.000 đồng/thí sinh.
0 Nhận xét