[TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8 [TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8

[TB] Tuyển sinh Thừa phát lại khóa 8

Blog Thừa phát lại - Học viện Tư pháp vừa có Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8, học tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với thông tin cơ bản như sau:

1. Thời gian nhận hồ sơ:

- Tại Hà Nội: Hết ngày 10/3/2023

- Tại TP. Hồ Chí Minh: Hết ngày 17/04/2023

2. Thời gian đào tạo: 06 tháng

3. Hình thức đào tạo: Tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

4. Lớp học: Ban ngày thứ 7 và Chủ nhật

5. Học phí: 12.750.000 đồng/học viên/khóa

Chi tiết theo file đính kèm: Tại đây

Hình minh họa: Khai giảng Thừa phát lại khóa 5 tại Hà Nội 
(Nguồn: HVTP)

Các công việc của Thừa phát lại: 

Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì công việc Thừa phát lại được làm bao gồm những việc sau:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tiêu chuẩn để một người được bổ nhiệm Thừa phát lại:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

4 Nhận xét

Sắp xếp theo
  1. Cảm ơn đã chia sẻ!

    Trả lờiXóa
  2. Cho em hỏi em tốt nghiệp luật ở trường tư bên ngoài có được tham gia lớp đào tạo thừa phát lại này không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Nếu bạn tốt nghiệp trường tư bên ngoài nhưng có đó là ngành luật, bậc đại học, được cấp bằng cử nhân luật thì đáp ứng điều kiện học lớp đào tạo thừa phát lại theo thông báo tuyển sinh thừa phát lại trên nhé.

      Xóa

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *