Blog Thừa phát lại - Khi tống đạt thì Văn phòng Thừa phát lại sẽ lập một biên bản giao nhận mang tên "Biên bản tống đạt" theo đúng tên gọi của hình thức giao nhận văn bản này.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự cho đương sự theo quy định pháp luật.
Tác giả lúc còn làm thư ký đi tống đạt |
Việc tống đạt được thực hiện bằng các phương thức sau:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền;
2. Niêm yết công khai;
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Với phương thức thứ 3, việc tống đạt được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin như truyền thanh, truyền hình, báo đài...
Với phương thức thứ 1 và thứ 2, trước đây Thư ký Tòa án, Chuyên viên ở Cơ quan thi hành án dân sự hay thậm chí cả Thẩm phán và Chấp hành viên tự mình đi tống đạt. Hoặc, các cơ quan này cũng có thể gửi thư qua đường bưu điện, gửi văn bản cần tống đạt đến nhờ Công an phường, Ủy ban nhân dân phường hoặc ban điều hành khu phố hỗ trợ tống đạt thay.
Hiện nay nhà nước đã thành lập các Văn phòng Thừa phát lại để đi tống đạt văn bản cho Tòa án, cơ quan thi hành án. Khi tống đạt thì Văn phòng Thừa phát lại sẽ lập một biên bản giao nhận mang tên "Biên bản tống đạt" theo đúng tên gọi của hình thức giao nhận văn bản này.
Do đó, người dân sẽ quen dần với việc giấy của Tòa án và cơ quan Thi hành án được Thư ký Thừa phát lại mang đến tận nhà giao cùng với việc mình ký nhận vào Biên bản tống đạt.
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!
0 Nhận xét