So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ

So sánh lập vi bằng với xem xét, thẩm định tại chỗ

Blog Thừa phát lại - Lập vi bằng và xem xét, thẩm định tại chỗ đều là các hoạt động xác lập chứng cứ theo quy định. Kết quả của hai hoạt động này đều thể hiện dưới hình thức bằng văn bản ghi nhận lại những sự thật khách quan nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt mà Blog Thừa phát lại chia sẻ  với đọc giả sau đây:

Về chủ thể yêu cầu

Thừa phát lại không thể tự mình xác lập vi bằng nhưng Thẩm phán (chủ thể tiến hành thủ tục) có thể tự mình quyết định tiến hành hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ khi xét thấy cần thiết bên cạnh trường hợp Thẩm phán thực hiện khi có yêu cầu của đương sự[1].

Về chủ thể tiến hành

Thừa phát lại không phải là cán bộ, công chức. Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại hành nghề là tổ chức được Nhà nước cho phép thành lập nhưng là một tổ chức tư nhân; cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính áp dụng theo Luật doanh nghiệp. Chủ thể tiến hành hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ là Thẩm phán, là công chức Nhà nước[2].
lập vi bằng và thẩm định tại chỗ
Thừa phát lại đang lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận lối đi chung
(Nguồn: Facebook Thừa phát lại Long An)
Ngoài ra, khi lập vi bằng, việc mời người làm chứng, chứng kiến việc lập vi bằng là quyền của Thừa phát lại và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết theo đánh giá của Thừa phát lại. Đối với hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán có nghĩa vụ mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó. Nếu vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức này thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ[3].
lập vi bằng và thẩm định tại chỗ
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đang xem xét thẩm định tại chỗ
(Nguồn: Báo Quảng Trị Online)
Như vậy, khi lập vi bằng, Thừa phát lại chủ động tiến hành công việc mà không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ của Thẩm phán phải có sự phụ thuộc nhất định vào tổ chức, cá nhân khác mà không chủ động hoàn toàn về mặt nghiệp vụ. 

Về thủ tục tiến hành

Như đã phân tích, hoạt động lập vi bằng được thực hiện theo yêu cầu của đương sự, thông qua một thỏa thuận mang tính dân sự giữa hai chủ thể là văn phòng Thừa phát lại và đương sự, diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào (tố tụng và tiền tố tụng).
Hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những thủ tục tố tụng. Theo quy định, trước khi tiến hành, Tòa án phải ban hành Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

Về nội dung

Nội dung của vi bằng và nội dung của Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ khá tương đồng khi cùng thể hiện sự thật khách quan do chủ thể tiến hành chứng kiến, ghi nhận được mà không kết luận, đánh giá sự việc. Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ là một “vi bằng” do Thẩm phán lập. Tại Cộng hòa Pháp, ngoài việc xác lập vi bằng theo yêu cầu của đương sự, Thừa phát lại còn xác lập vi bằng theo yêu cầu của Tòa án thông qua một Quyết định[4]. “Việc xem xét, thẩm định tại chỗ”trong tố tụng ở Cộng hòa Pháp do Thừa phát lại thực hiện.
Vi bằng của Thừa phát lại có nội dung đa dạng hơn do sự đa dạng về đối tượng, phạm vi lập vi bằng, được phân loại thành hai dạng chủ yếu là vi bằng ghi nhận hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Trong khi đó, Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ có nội dung chủ yếu là “mô tả tình trạng tài sản” tương tự vi bằng ghi nhận hiện trạng của Thừa phát lại.

Về giá trị pháp lý

Vi bằng và Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ có điểm giống nhau là đều có giá trị chứng cứ trong tố tụng nếu được xác lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên, vi bằng ngoài có giá trị chứng cứ trong tố tụng thì còn là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ thì giá trị của nó chỉ gắn liền với hoạt động tố tụng của Tòa án.

Về chi phí thực hiện

Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ do đương sự chi trả nhưng tùy từng trường hợp để xác định trách nhiệm thuộc đương sự nào, ví dụ: Người không được Tòa án chấp nhận yêu cầu; mỗi đương sự theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia trong vụ án chia tài sản chung; nguyên đơn trong vụ án ly hôn[5]… Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm quy định cụ thể về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nhưng đến nay thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa thực hiện. Do đó, chi phí này vẫn do Thẩm phán ấn định tùy từng vụ việc cụ thể nhưng phải là “số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật”[6].
Như vậy, phí lập vi bằng là do thỏa thuận và được đương sự yêu cầu lập vi bằng trả. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ do Thẩm phán ấn định và người phải chi trả thì tùy từng trường hợp theo quy định pháp luật.




[1]Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[2] Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.
[3]Khoản 3 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (văn bản này đã hết hiệu lực từ ngày 01/07/2016 nhưng có giá trị về mặt nội dung để các Tòa án áp dụng).
[4] Điều 15 Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ngày 22/01/2010 của Cộng hòa Pháp (Bản dịch của Nhà pháp luật Việt-Pháp trong Tài liệu tham khảo về Thừa phát lại Cộng hòa Pháp – Lớp Bồi dưỡng Thừa phát lại, TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/8/2012).
[5] Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[6] Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tác giả: Đức Hoài

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *