Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực Mạng xã hội ảo ảo, thực thực

Mạng xã hội ảo ảo, thực thực

Blog Thừa phát lại - Cô gái mất trắng tiền bạc và niềm tin, không có lấy một thông tin thật để bấu víu, vì người cô yêu chưa bao giờ tồn tại. Tôi vẫn theo yêu cầu lập vi bằng WhatsApp nhưng có một nhận thức rõ ràng rằng cô gái không bao giờ đòi được lại khoản tiền đó.

Dạo này lướt mạng, tôi cứ có cảm giác bất an thế nào ấy. Nhất là khi thấy bạn bè đăng ảnh đi du lịch châu Âu, châu Úc… ảnh nào cũng đẹp như tranh vẽ, chẳng có lấy một cọng rác. Mình bấm “thích” lia lịa, bụng thì thầm ao ước, nhưng đầu thì lại nghĩ vẩn vơ: “Liệu có phải ảnh do AI vẽ không nhỉ?”.

Rồi sáng nay, ngồi quán cóc quen thuộc, đọc được bài báo trên mạng mà giật mình. Chuyện về một anh lập trình viên nào đó bên Nhật, chỉ mất có một tiếng đồng hồ, dùng AI tạo ra một cô gái xinh như mộng trên mạng xã hội. Kết quả là hàng chục ngàn người theo dõi, trong đó không ít anh em sẵn sàng “xin vía” để được như anh. Đọc xong mà tôi thấy cái ly cà phê đá của mình nó đắng hơn mọi ngày. Hóa ra cái thế giới hào nhoáng trên mạng nó mong manh và dễ chế tạo đến vậy.

Cái thời đại “nhập nhèm danh tính” mà báo chí nói, tôi thấy nó đã sờ sờ trước mắt rồi.

Nghề của tôi là Thừa phát lại, mỗi ngày tiếp xúc với đủ thứ tranh chấp, mà cái gì cũng phải có chứng cứ rạch ròi. “Nói có sách, mách có chứng” nó ăn vào máu rồi. Thế nên khi nhìn ra cái xã hội online bây giờ, tôi thấy nó giống như một cái chợ trời khổng lồ, nơi mà vàng thau lẫn lộn, thật giả khó phân. Một cái tài khoản Facebook hào nhoáng, vài dòng triết lý sâu sắc... tất cả những thứ đó giờ đây AI có thể tạo ra trong chớp mắt.

Nó không chỉ dừng lại ở mấy chuyện vui vui trên mạng nữa. Tuần trước có cậu em ghé leo mấy tầng lầu lên cái văn phòng cũ kỹ của Thừa phát lại Bến Thành chúng tôi, mặt mũi bơ phờ. Cậu ta bị một kẻ nào đó lập một loạt tài khoản giả mạo y hệt, từ ảnh đại diện đến thông tin cá nhân. Nhưng kẻ đó không dùng nó để đi lừa tình, lừa tiền, mà dùng để đi bình luận chửi bới, bôi nhọ người khác. Hậu quả là cậu ta bị đồng nghiệp, bạn bè nghi kỵ. Cậu ta mất ăn mất ngủ, thanh minh không xuể, vì giữa một rừng thật giả, làm sao chứng minh được những lời lẽ kia không phải do mình nói ra?

Nhớ có lần, tôi còn xử lý một vụ còn éo le hơn. Chuyện là một cô gái ở Sài Gòn quen một anh Tây đẹp trai trên WhatsApp. Sau những ngày trò chuyện đến “ngộp thở” và vài lần vay mượn nhỏ rồi trả sòng phẳng để tạo lòng tin, màn kịch lớn bắt đầu. Anh ta bịa ra chuyện gửi một kiện hàng giá trị về cho cô nhưng bị kẹt ở hải quan, cần cô ứng trước gần trăm triệu tiền thuế để “giải cứu” kho báu chứa đựng “tương lai của hai đứa”. Tin vào lời hứa hẹn, cô gái gom góp hết tiền tiết kiệm, chuyển vào một tài khoản lạ hoắc mà anh ta chỉ định. Tin nhắn cuối cùng cô nhận được là “cảm ơn vợ yêu”. Sau đó, tài khoản WhatsApp bốc hơi, số điện thoại không tồn tại. Anh Tây đẹp trai, ga lăng chỉ còn là một cái bóng ma trên mạng. Cô gái mất trắng tiền bạc và niềm tin, không có lấy một thông tin thật để bấu víu, vì người cô yêu chưa bao giờ tồn tại. Tôi vẫn theo yêu cầu lập vi bằng WhatsApp nhưng có một nhận thức rõ ràng rằng cô gái không bao giờ đòi được lại khoản tiền đó.

Thừa phát lại Đức Hoài trong 1 lần lập vi bằng tin nhắn điện thoại

Người ta hay nghĩ nghề của chúng tôi chỉ gắn với chuyện đòi nợ, thi hành án. Nhưng trong cái thời đại này, có một công việc thầm lặng của chúng tôi lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết: lập Vi bằng.

Nói cho dễ hiểu, Vi bằng nó như một “bức ảnh pháp lý”. Nó không phán xét đúng sai, mà chỉ đơn thuần là ghi nhận lại một sự kiện, một hành vi đang diễn ra một cách khách quan, dưới sự chứng kiến của một người được Nhà nước giao quyền làm chứng chuyên nghiệp. Nó là cái bằng chứng “chạm vào được” giữa một thế giới ngày càng ảo.

Vậy, Vi bằng giúp được gì trong mớ bòng bong này? Quay lại câu chuyện của cậu em kia. Thay vì cố gắng chứng minh đâu là tài khoản thật của mình, chúng tôi làm ngược lại. Cậu ta cung cấp cho tôi đường link của các tài khoản giả mạo.

Trước mặt cậu ta và hai người chứng kiến tại văn phòng, tôi truy cập vào các đường link đó. Toàn bộ những bài đăng có nội dung xấu, những bình luận bôi nhọ, những tin nhắn đe dọa... đều được tôi chụp màn hình, mô tả chi tiết trong văn bản. Thời gian ghi nhận, tài khoản phát tán, nội dung cụ thể là gì, tất cả được “đóng băng” lại trong một cái Vi bằng.

Vi bằng này không chứng minh cậu ta “vô tội”, nhưng nó là bằng chứng không thể chối cãi về việc: tại thời điểm đó, trên không gian mạng, đang tồn tại những nội dung mà cậu ta cho là mạo danh. Đây chính là cơ sở để cậu ta trình báo cơ quan công an chức năng để bảo vệ danh dự của mình.

Mỗi lần lập một cái vi bằng như vậy, tôi lại nghĩ mạng internet đã đáng sợ, AI mà phát triển nữa thì càng đáng sợ hơn. Chúng tôi luôn cố gắng làm đúng bổn phận, chức năng của mình để vi bằng giống như cái mỏ neo, giúp níu sự thật lại giữa biển khơi thông tin giả. AI có thể tạo ra một con người ảo hoàn hảo, nhưng nó không thể giả mạo được một hành vi có thật đang diễn ra trước mặt Thừa phát lại. Nó không thể có một cái Vi bằng được đóng dấu đỏ của một văn phòng được Nhà nước cấp phép.

Thế giới có thể ngày càng “ảo”, các mối quan hệ có thể ngày càng “online”, nhưng đến cuối cùng, khi có tranh chấp xảy ra, người ta vẫn phải tìm về những thứ thật nhất.

À mà, cũng nên hoài nghi một chút.

Biết đâu toàn bộ bài viết này, từ câu chuyện quán cóc đến những lời chiêm nghiệm “rất đời”, lại được một 'trợ thủ AI' nào đó viết ra chỉ trong vài giây thì sao?

...

Thật giả thời nay, ai mà biết được. Thôi, cứ tin vào những gì có dấu đỏ trước đã! Và nhớ là nếu có ai đó mạo danh mình hoặc nghi ngờ có tài liệu điện tử nào như video, file ghi âm giả mạo thì hãy gọi Thừa phát lại Đức Hoài, biết đâu tôi có thể thể giúp ích gì đó cho bạn!

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *