Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản: Công cụ “Vi Bằng” cho tổ chức tín dụng

Blog Thừa phát lại - Tôi đã cung cấp cho Ngân hàng đoạn video kể từ thời điểm đại diện Ngân hàng mở khóa di chuyển vào trong nhà đến khi kết thúc thu giữ, rời khỏi căn nhà thì có đoạn video mà Thừa phát lại và đại diện Ngân hàng mở ngăn bàn đó kiểm tra, không thấy có tài sản như chủ nhà đang tố cáo.

    Chào mừng quý bạn đọc đã quay trở lại với trang Blog Thừa phát lại trong một bài viết cập nhật về luật mới và mối liên hệ với nghề Thừa phát lại. Tôi là Thừa phát lại Đức Hoài, hiện đang công tác tại Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành.

    Trong thời gian gần đây, có lẽ không có văn bản nào tạo ra nhiều sự chú ý trong giới tài chính - ngân hàng bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Với kinh nghiệm hành nghề, tôi nhận thấy đây kết quả tốt đẹp của một hành trình về quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng.

    Để hiểu rõ ý nghĩa của luật mới, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại lịch sử của quyền thu giữ tài sản này.

    Hành Trình Của Quyền Thu Giữ Tài Sản

    1. Giai đoạn “Mở Đường” (Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

    Nhiều người trong ngành vẫn còn nhớ đến Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Tại Điều 63, Nghị định này đã trao cho bên nhận bảo đảm (TCTD) một công cụ tương đối mạnh mẽ: quyền được thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nếu bên vay không hợp tác bàn giao.

    Tuy ở tầm Nghị định, dễ bị xung đột với một số quy định của luật dẫn đến có khó khăn khi triển khai trên thực tiễn nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ xấu.

    Tôi còn nhớ, thời điểm Nghị định này còn hiệu lực, dù Thừa phát lại đang còn thí điểm (tôi lúc đó còn là thư ký nghiệp vụ) nhưng đã tham gia nhiều vào công việc thu giữ tài sản bảo đảm của Ngân hàng. Hầu hết các vụ thu giữ có Thừa phát lại tham gia đều diễn ra suôn sẻ để các Ngân hàng xử lý nợ xấu không thông qua quy trình tố tụng (tất nhiên vẫn có sự chống đối, ngăn cản từ chủ tài sản, người khác nhưng họ hành xử cơ bản văn minh hơn khi có Thừa phát lại).

    thu-giu-tai-san-đam-bam
    Tác giả trong một lần trao đổi về chức năng lập vi bằng Thừa phát lại

    2. “Điểm Chặn” của Bộ luật Dân sự 2015

    Khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời, mọi thứ đã thay đổi. Với hiệu lực pháp lý cao hơn, Bộ luật này nhấn mạnh việc xử lý tài sản phải thông qua phương thức khởi kiện tại Tòa án hoặc do các bên tự thỏa thuận. Nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản được đề cao, và quy định tại Nghị định 163 về quyền tự ý thu giữ của TCTD đã không còn phù hợp. Công việc thu giữ tài sản đảm bảo bị chậm lại một thời gian.

    Điều này vô hình trung tạo ra một “điểm chặn”, đẩy các TCTD vào con đường tố tụng kéo dài và tốn kém, khiến nợ xấu có nguy cơ bị ùn ứ.

    3. “Lối Thoát Thí Điểm” mang tên Nghị quyết 42 (2017)

    Trước tình hình đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 như một giải pháp “thí điểm” đặc thù. Nghị quyết này đã tái lập lại “quyền thu giữ” cho TCTD, tạo ra một hành lang pháp lý để xử lý các tổ chức tín dụng tiếp tục được xử lý các khoản nợ xấu mà không cần thiết qua quy trình tố tụng.

    Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng bản chất của Nghị quyết này vẫn chỉ là một cơ chế tạm thời và thí điểm. Mặc dù trao quyền thu giữ, Nghị quyết cũng đặt ra những điều kiện và hạn chế nhất định để đảm bảo quyền lợi của bên vay và tránh lạm dụng quyền lực từ phía TCTD. Ví dụ, việc thu giữ phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo đảm; khoản nợ xấu được thu giữ tài sản đảm bảo phải phát sinh trước ngày 15/8/2017 (mà trên các hợp đồng thế chấp trước trước ngày 15/8/2017 thì thường không có điều khoản thỏa thuận quyền thu giữ do Nghị định 163/2006/NĐ-CP trước đây không quy định điều kiện này).

    4. Giai đoạn “Gia Hạn” và Chờ Đợi

    Khi Nghị quyết 42 sắp hết hạn vào tháng 8/2022, nhận thấy sự cần thiết của cơ chế này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63/2022/QH15 để gia hạn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023. Giai đoạn này thể hiện sự thừa nhận của nhà làm luật về tính hiệu quả của chính sách, nhưng cũng là một thời gian chờ đợi một giải pháp pháp lý bền vững hơn.

    5. Sự Luật Hóa Chính Thức (Luật các TCTD 2025)

    Và “trái ngọt” đã đến. Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 27/6/2025. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm không còn là giải pháp tạm thời nữa, mà đã được luật hóa, trở thành một quy định pháp luật chính thức, ổn định và vững chắc để các tổ chức tín dụng thực hiện.

    Ngoài việc luật hóa (tạo hành lang pháp lý an toàn) ra thì các quy định trong Luật cũng thông thoáng, linh hoạt hơn cho tổ chức tín dụng thực hiện việc xử lý tài sản đảm bảo khi quy định khoản nợ bị thu giữ tài sản đảm bảo là các khoản nợ xấu bất kỳ mà không bị khống chế về thời gian hình thành, phát sinh nợ xấu như Nghị quyết số 42. 

    Ngoài quy định trên thì về cơ bản Luật mới không tạo ra một cơ chế hoàn toàn mới mà là việc kế thừa, luật hóa và chi tiết hóa các quy định đã được thí điểm thành công của Nghị quyết 42 về một số vấn đề như thủ tục thông báo công khai, vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, và giới hạn đối tượng được ủy quyền thu giữ.

    Vi Bằng – Công Cụ Tạo Lập Chứng Cứ Mạnh Mẽ Trong Bối Cảnh Mới

    Sự luật hóa này cũng đặt ra yêu cầu về một quy trình thu giữ phải chặt chẽ, minh bạch và đúng pháp luật hơn bao giờ hết. Nếu thực hiện thiếu, sai một thủ tục thì có thể sẽ bị khiếu nại, khiếu kiện dẫn đến việc xử lý tài sản không qua tố tụng sẽ gặp phải những khó khăn, cản trở. Do đó, việc xác lập các tài liệu chứng cứ, chứng minh quy trình và thủ tục thu giữ đã tuân thủ đúng quy định của Luật là công việc cần thiết mà các tổ chức tín dụng cần thực hiện.

    Tại Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những nội dung về quyền thu giữ tài sản đảm bảo tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và nhận thấy một số công việc, giai đoạn trong quá trình thu giữ cần thiết có sự chứng kiến của Thừa phát lại để đảm bảo an toàn pháp lý, dự phòng rủi ro tranh chấp. Dưới đây là những dạng thức vi bằng mà một TCTD nên cân nhắc:

    1. Vi bằng ghi nhận buổi làm việc, thỏa thuận bổ sung về quyền thu giữ:

    • Tình huống pháp lý: Như tôi đã nói, không phải tất cả các hợp đồng thế chấp được ký trước đây đều có điều khoản rõ ràng về việc TCTD được quyền thu giữ tài sản (ví dụ, các hợp đồng ký trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực hay nói đúng hơn là lúc Nghị định 163 có hiệu lực).

    Để khắc phục việc đó, điểm b khoản 2 Điều 198a của Luật đã tạo lối mở cho các tổ chức tín dụng được thỏa thuận lại với khách hàng bằng một văn bản khác (mang tính mềm mỏng) linh hoạt hơn việc phải ký lại, sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (công chứng) gây ra sự phức tạp, “đề phòng” từ khách hàng.

    • Vai trò của Thừa phát lại: Chúng tôi sẽ lập vi bằng ghi nhận lại toàn bộ buổi làm việc giữa TCTD và bên thế chấp. Vi bằng sẽ thể hiện rõ sự tự nguyện của các bên khi cùng nhau xác lập một biên bản làm việc/thỏa thuận, trong đó ghi nhận rõ sự đồng ý của bên vay về việc cho phép TCTD thu giữ tài sản nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

    2. Vi bằng ghi nhận việc thông báo về quá trình thu giữ:

    • Tình huống pháp lý: Theo điểm d khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 198a Luật sửa đổi thì tổ chức thu giữ phải “Thông báo cho bên bảo đảm và bên cùng nhận bảo đảm, người giữ tài sản bảo đảm. Phương thức thông báo được thực hiện theo thỏa thuận hoặc gửi cho bên bảo đảm, bên thứ ba có liên quan bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác”.

    Việc chứng minh đã thông báo hợp lệ là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nếu không có bên làm chứng. Ví dụ, nếu đến gửi thông báo nhưng bên thế chấp trốn tránh, không nhận thì sẽ dán lên tường nhưng ai làm chứng cho việc đó hoặc nếu gửi qua đường bưu điện thì ai làm chứng cho việc trong bìa thư là thông báo thu giữ hay là tài liệu gì khác?

    • Vai trò của Thừa phát lại: Lập vi bằng ghi nhận việc giao/gửi thông báo trực tiếp, qua email, hoặc dán công khai. Vi bằng này là chứng cứ rõ ràng khiến bên vay không thể chối cãi rằng họ không biết, không nhận được thông tin.

    Dù có thể do sự trốn tránh mà họ không biết chi tiết việc thu giữ nhưng việc đó không có vấn đề vì theo quy định, bên thu giữ có nghĩa vụ thông báo (tức có hành động thông báo) mà không có điều kiện bắt buộc bên thế chấp phải tiếp nhận thông báo đó (hay nói cách khác, việc trốn tránh, từ chối, không tiếp nhận là quyền của họ).

    3. Vi bằng ghi nhận nội dung đăng tải trên Internet:

    • Tình huống pháp lý: Thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ phải được bên thu giữ đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình một thời hạn nhất định trước khi thu giữ (15 ngày đối với bất động sản, 10 ngày đối với động sản).

    Thực tế, việc đăng tải thông tin trên website thì quản trị viên website có thể sửa ngày, thay đổi thông tin. Ví dụ, Ngân hàng sẽ tiến hành thu giữ bất động sản vào ngày 16/10/2025 thì phải đăng tải thông tin thu giữ lên website của mình từ ngày 30/9/2025 trở về trước. Tuy vậy, do website cho phép quản trị viên sửa ngày đăng nên vẫn tồn tại rủi ro bị phản bác thời gian đăng.

    • Vai trò của Thừa phát lại: Chúng tôi có thể lập vi bằng ghi nhận lại tin đăng này thực tế đã đăng, tồn tại đúng thời hạn được yêu cầu để chứng minh tổ chức thu giữ đã hoàn thành nghĩa vụ đăng tải thông tin.

    4. Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản chi tiết:

    • Tình huống pháp lý: Bên bị thu giữ tài sản và các bên liên quan có thể tranh chấp về hư hỏng, mất mát tài sản (bao gồm tài sản thuộc đối tượng thế chấp lẫn tài sản không thế chấp) sau khi thu giữ.
    • Vai trò của Thừa phát lại: Lập một vi bằng chi tiết bằng hình ảnh, mô tả về tình trạng của tài sản trước thời điểm tiếp quản để có chứng cứ về hiện trạng tài sản dùng để đối chất.

    Khoảng năm 2016, khi còn là thư ký, tôi có đi cùng Thừa phát lại tham gia lập vi bằng thu giữ tài sản đảm bảo là 1 căn nhà tại Quận Gò Vấp (TP.HCM) cho một tổ chức tín dụng (căn nhà khi đó đã bị khóa trái, chủ nhà không xuất hiện dù đã được Ngân hàng thông báo trước đó về việc thu giữ). Ngân hàng vẫn tiến hành thu giữ bằng cách mở cửa, tiếp nhận căn nhà.

    Sau khi Ngân hàng thu giữ xong (vi bằng chưa phát hành) thì phát sinh đơn tố cáo của chủ nhà nói chủ nhà bị mất tài sản là tiền, vàng tại một ngăn bàn trong một căn phòng. Nhằm để có cơ sở làm việc với cơ quan công an thì Ngân hàng đã mời Thừa phát lại và Thư ký lên để làm việc, trao đổi.

    Tôi đã cung cấp cho Ngân hàng đoạn video kể từ thời điểm đại diện Ngân hàng mở khóa di chuyển vào trong nhà đến khi kết thúc thu giữ, rời khỏi căn nhà thì có đoạn video mà Thừa phát lại và đại diện Ngân hàng mở ngăn bàn đó kiểm tra, không thấy có tài sản như chủ nhà đang tố cáo.

    Phải nói rằng, việc này không phải là một sự may rủi mà do quy trình lập vi bằng thu giữ tại thời điểm đó của chúng tôi (văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức – nay là Thừa phát lại Sài Gòn) đã chặt chẽ bằng cách ngay khi mở cửa thì chỉ có 1-2 đại diện Ngân hàng và Thừa phát lại, thư ký di chuyển vào bên trong nhà (rồi chốt khóa trong) và ghi nhận toàn bộ hiện trạng, mở cửa phòng, tủ quay phim, chụp hình toàn bộ hiện trạng liên tục, không gián đoạn nên chủ nhà khó có thể nói mất tài sản là do Ngân hàng hay Thừa phát lại.

    Kết quả là vụ việc đó, cơ quan công an không có cơ sở để xác định Ngân hàng lấy tài sản của chủ nhà như đơn trình báo.

    5. Vi bằng ghi nhận toàn bộ diễn biến quá trình thu giữ:

    • Đây là vi bằng cần thiết nhất và thường xuyên được yêu cầu nhất lúc Nghị định số 163 và Nghị quyết số 42 còn hiệu lực.
    • Vai trò của Thừa phát lại: Với tư cách là một người làm chứng khách quan, Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại toàn bộ quá trình bằng văn bản, hình ảnh, video: từ lúc bắt đầu, thành phần tham gia, công bố việc thu giữ, thái độ và hành vi của các bên cho đến khi quá trình kết thúc và tài sản được niêm phong. Vi bằng giúp chứng minh quá trình thu giữ diễn ra đúng luật, minh bạch và phù hợp pháp luật.

    Góc Nhìn Của Đức Hoài

    Với tư cách là người trực tiếp hành nghề, tôi tin rằng việc luật hóa quyền thu giữ tài sản là một bước tiến cần thiết. Tuy nhiên, để quy định này thực sự đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và công bằng, các TCTD cần xem việc tạo lập chứng cứ không phải là một thủ tục phiền hà, mà là một hành động dự phòng để bảo vệ chính mình.

    Sử dụng Vi bằng một cách không chỉ giúp TCTD “chắc tay” hơn trong từng bước xử lý nợ, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và thượng tôn pháp luật của tổ chức.

    Hy vọng những phân tích chuyên sâu trên từ Blog Thừa phát lại sẽ mang lại giá trị cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn, xin đừng ngần ngại liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành chúng tôi.

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *